Thượng hội đồng có biến đổi Giáo hội giống như Vatican II đã biến đổi không?

Đức Phanxicô: “Thượng hội đồng có biến đổi Giáo hội giống như Công đồng Vatican II đã biến đổi Giáo hội không?”

la-croix.com, Linh mục Gilles Routhier, nhà giáo hội học, giáo sư thần học tại Đại học Laval, Québec, 2024-11-06

Linh mục Gilles Routhier, chuyên gia tại Thượng Hội đồng về tính đồng nghị, nhà giáo hội học, giáo sư thần học tại Đại học Laval, Québec, Canada. Linh mục nói về mối liên hệ của linh mục với “kinh nghiệm” Công đồng Vatican II.

Đức Phanxicô và các thành viên tham dự Thượng Hội đồng ngày 26 tháng 10 tại Vatican. RICCARDO ANTIMIANI / EPA/MAXPPP

Vào cuối Công đồng Vatican II, nhiều tiếng nói vang lên: “Công đồng kết thúc…; công đồng bắt đầu!” Chúng tôi ý thức có rất nhiều điều phải được tiếp nhận và thực hiện nếu muốn Giáo hội có một khuôn mặt trẻ, mới như Đức Gioan XXIII mong muốn. Cuộc cải cách phụng vụ là một trong những cuộc đổi mới được thực hiện một cách có hệ thống nhất. Nhưng còn rất nhiều điều khác cần được thực hiện.

Dù có những thay đổi bất thường, những chống đối, những chệch hướng, Công đồng đã để lại những dấu vết sâu sắc trong đời sống Giáo hội, trong các thực hành, trong các mối quan hệ với người khác, giữa các tín hữu (giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân), giữa các tín hữu không công giáo thuộc các giáo phái khác và của Giáo Hội với thế giới đương thời. Điều này là do những gì Công đồng đã giảng dạy, cũng như thực tế Công đồng là một sự kiện.

Một giám mục tham dự Công đồng đã kể cho tôi nghe sự kiện này đã biến đổi ngài như thế nào. Đây cũng là kinh nghiệm mà nhiều người đã có được trong tiến trình Thượng Hội đồng và thách thức ngay từ đầu là làm cho hành trình này là kinh nghiệm có khả năng biến đổi cách chúng ta hiểu và sống Giáo hội. Vào năm 2021, khi trình bày cách tiếp cận đồng nghị đang bắt đầu, Tài liệu chuẩn bị đã nói lên những gì chúng ta mong chờ từ Thượng Hội đồng, đó không phải là đọc một tài liệu, nhưng là biến đổi trong cách thực hành của chúng ta, về cách chúng ta ở bên nhau, và đó là Giáo hội của Chúa, mục tiêu cuối cùng là đổi mới Giáo hội thông qua kinh nghiệm học hỏi và biến đổi này.

Hiện nay chúng ta vẫn chưa dễ dàng để đánh giá kết quả dù chúng ta phải làm, chúng ta phải đánh giá Thượng Hội đồng sắp kết thúc chứ không phải chỉ từ việc xem xét tài liệu cuối cùng. Chúng ta đã học cách trở thành Giáo hội cùng nhau, trong sự đa dạng về nguồn gốc văn hóa, sự đa dạng về đoàn sủng của các thành viên trong tổ chức này chưa?

Một quá trình đáng lo ngại 

Những gì được đề xuất là một kinh nghiệm học tập, “vừa học vừa làm”, đòi hỏi nhiều thời gian hơn là ban hành chỉ thị hoặc thông qua luật và trên hết là đòi hỏi sự tham gia của càng nhiều người càng tốt. Chính qua một tiến trình cụ thể mà tất cả giáo dân được mời gọi tìm hiểu Giáo hội là gì: một dân đang chuyển động, cùng nhau tìm ý Chúa, tiến về phía trước dù có những giới hạn và xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ. Trong khi nhiều người muốn ngài đưa ra phán quyết về một số vấn đề gây tranh cãi, nhưng ngài lại đưa ra một quy trình làm bối rối.

Thông báo bất ngờ của Đức Phanxicô vào cuối Thượng Hội đồng: ngài không công bố Tông huấn hậu Thượng Hội đồng

Quy trình không bắt đầu bằng một đại hội lớn ở Rôma, nhưng bằng thì giờ lắng nghe trong các Giáo hội địa phương, nơi hiện thực hóa Giáo hội. Chúng ta không đi từ Rôma đến các Giáo hội địa phương, nhưng từ các Giáo hội địa phương đến Rôma, điều này đã là một đảo ngược đáng kể. Vào cuối giai đoạn đầu tiên, Văn phòng Thư ký Thượng Hội đồng đã nhận được sự đóng góp của 112 trong số 114 Hội đồng Giám mục và 15 Giáo hội Công giáo Đông phương cũng như các nhóm khác. Trong giai đoạn giáo phận đầu tiên này, hàng triệu tín hữu trên khắp thế giới đã tham gia vào các nhóm đồng nghị.

“Ở đây, chúng tôi nghe thấy nhịp đập của trái tim Giáo hội”

Để đánh giá kinh nghiệm này có thực sự là kinh nghiệm biến đổi có khả năng tạo được thay đổi lâu dài trong cách thức trở thành Giáo hội hay không, chúng ta nên áp dụng cách tiếp cận và phương pháp giúp chúng ta quan sát những gì đang diễn ra trên thực tế chứ không chỉ đọc văn bản cuối cùng. Chúng ta biết, điều này đã thay đổi một số thực hành nào đó trong các giáo phận, giáo xứ, hoạt động của các Hội đồng Giám mục mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm, và tài liệu cuối cùng khẩn thiết kêu gọi chúng ta làm như vậy.

Con đường gập ghềnh của Thượng Hội đồng: Đức Phanxicô muốn thay đổi Giáo hội như thế nào

Chúng ta không chỉ xem xét những gì đã được nói mà còn xem xét những gì mọi người đã học được qua kinh nghiệm này, những gì đã thay đổi kể từ đó và những gì vẫn có thể thay đổi trong giai đoạn tiếp nhận đang bắt đầu. Cuộc họp thứ 16 của Thượng Hội đồng kết thúc, nhưng men phân tán của Thượng Hội đồng trong các Giáo hội vẫn được kêu gọi để hoạt động trong cơ thể giáo hội. Việc canh tân Giáo hội do Thượng Hội đồng khởi xướng (thái độ, thực hành, thể chế, linh đạo) được mời gọi tiếp tục thực hiện và không được dừng lại. 

Đã bắt đầu chuyển đổi

Tài liệu Tổng hợp giai đoạn đầu, chắc chắn là bản văn gần gũi nhất với kinh nghiệm cho thấy trên đường đi, các kitô hữu được trải nghiệm được niềm vui thấy mình giữa các anh chị em trong Chúa Kitô, được chia sẻ những gì vang vọng trong họ khi lắng nghe Lời Chúa để cùng nhau suy ngẫm về việc phục vụ Tin Mừng mà Giáo hội được kêu gọi để loan truyền cho thế giới. Điều này thúc đẩy ước muốn về một Giáo hội ngày càng có tính đồng nghị, và đối với nhiều người, tính đồng nghị không còn là một khái niệm trừu tượng mà trở thành một trải nghiệm cụ thể; họ đã nếm được hương vị và muốn tiếp tục hưởng hương vị này.

Vấn đề nữ phó tế và đồng tính có trong chương trình làm việc của Thượng hội đồng, nhưng không có vấn đề độc thân linh mục

Điều này cũng đã được trải nghiệm trong giai đoạn lục địa và trong hai kỳ đại hội ở Rôma. Thành quả này phải ngày càng phát triển. Khi đưa vào huấn quyền các thành quả của các cuộc thảo luận, Đức Phanxicô cho chúng ta biết, việc điều hành Giáo hội và huấn quyền của giáo hoàng không thể tách rời khỏi cuộc thảo luận của toàn thể dân Chúa. Thượng Hội đồng đã kết thúc. Thượng Hội đồng bắt đầu. Tài liệu cuối cùng là lời kêu gọi hoán cải Giáo hội Công giáo, một cuộc hoán cải đã được tiến hành nhưng vẫn còn tiếp tục.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn