Kinh Hòa Bình – một kinh rất phổ biến trong cộng đồng Công giáo và đã được dịch ra hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Bài hát lời kinh được sử dụng trong các thánh lễ, giờ chầu Thánh thể, hay những buổi sinh hoạt chung. Tất cả cộng đoàn cùng hướng lòng về Chúa, cất vang lời ca, cầu nguyện hòa bình cho đất nước, hay có khi là để cầu sự bình an cho chính tâm hồn mình.

Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.

Truy tìm nguồn gốc, kinh Hòa Bình xuất hiện đầu tiên vào đầu thế kỷ XII. Nhưng theo Từ điển Bản kinh Tôn giáo thì vào năm 1912 lời kinh này được đăng bằng tiếng Pháp cùng dùng trong các thánh lễ. Để rồi năm 1915, bản kinh được gửi sang đệ trình lên Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XV, cũng là thời điểm đang xảy ra khốc liệt cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ I (1914 – 1918).
Đặc biệt, bản văn nguyên thủy kinh Hòa Bình (còn gọi là Lời kinh đơn sơ) bằng tiếng Ý, lần đầu tiên xuất hiện trên mặt báo L’Osservatore Romano năm 1916, nhưng cũng khuyết danh, không ghi ai là tác giả.
Khi đề cập đến tên tác giả, xét về thời gian, thì thánh Phanxicô thành Assisi (1182 – 1226) sống vào cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, trong khi bài hát xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1912 thì không thể nói tác giả lời kinh là thánh nhân được. Nhưng nhiều người vẫn gán cho thánh Phanxicô vì trong kinh Hòa Bình có một số từ ngữ giống như kinh ngài đọc trước tượng Thánh gia tại nhà thờ San Damiano ở Assisi (Ý). Và nhất là cuộc sống tu trì của Phanxicô có nhiều điểm tương đồng với lời kinh. Cách riêng, có sự trùng hợp, vì vào năm 1920, một vị tu sĩ do yêu mến vị sáng lập dòng, nên đã cho in hẳn vào mặt sau các tấm ảnh thánh Phanxicô với tựa đề “Prière pour la Paix – Kinh Cầu Hòa Bình”. Từ đó, lời cầu xin ơn hòa bình này càng lan truyền khắp châu Âu và rộng rãi trên toàn thế giới.

BÀI CA ANH MẶT TRỜI

Bài Ca Vạn Vật

Lời ngợi khen đó mặc lấy vẻ uy nghi của mặt trời, vẻ rực rỡ dịu dàng của tinh tú, đôi cánh của làn gió, sự khiêm nhu của dòng nước, sự nhiệt tâm của ngọn lửa và sự nhẫn nại của trái đất.

Bấy giờ xảy ra một điều bất ngờ: con người mà thiên hạ tưởng đã biến khỏi mặt đất, vì tâm hồn ngài chìm đắm trong Thiên Chúa và thân xác yếu nhược vì các dấu đinh và bệnh tật, con người đó bắt đầu ngồi trên lưng lừa ngang dọc miền Ombria và Marche, đi đến làng này tới làng khác và tha thiết kêu gọi mọi người sống hoà bình, hoà giải, huynh đệ. Như thể ngài được phú ban một năng lực mới.

Đêm nọ, vì kiệt sức, Người Nghèo nài xin Thiên Chúa dủ thương. Một tiếng nói bên trong đáp lời ngài: “Phanxicô, hãy hân hoan như thể con đã ở trong vương quốc của Ta…” Một ánh sáng rất dịu dàng thấm nhập tâm hồn ngài. Và một nỗi khao khát ngợi khen xâm chiếm con người của ngài. Lời ngợi khen đó mặc lấy vẻ uy nghi của mặt trời, vẻ rực rỡ dịu dàng của tinh tú, đôi cánh của làn gió, sự khiêm nhu của dòng nước, sự nhiệt tâm của ngọn lửa và sự nhẫn nại của trái đất.

Ánh sáng mặt trời chiếu toả trên Assisi. Phanxicô, nay đã mù loà, ngồi ngay ngắn trên giừơng và cất lên Bài Ca Anh Mặt trời:

Lạy chúa Trời Cao Cả,
Đấng nhân hậu toàn năng,
Ngài xứng đáng lãnh nhận,
Tiếng ca ngợi hát mừng,
Danh dự và vinh quang
Với muôn lời cung chúc!
Ngợi khen và thánh đức,
Thật là phải đạo thay,
Người phàm ai đáng được
Gọi Danh Thánh của Ngài.
Muôn lạy Chúa con thờ, con xin ca tụng
Vì Ngài đã dựng nên muôn loài muôn giống,
Đặc biệt hơn cả là ông anh mặt trời,
Để cho có ngày và để sáng soi.
Anh đẹp tuyệt vời, anh rạng ngời rực rỡ,
Lạy Chúa Tối Cao, anh là hình ảnh Chúa…
Và lời ngợi khen bao trùm tất cả tạo thành: chị mặt trăng và tinh tú, anh gió và chị nước, anh lửa và chị Mẹ đất. Quả thật là một bài ca thán phục trước kỳ công của Thiên Chúa: đó cũng là và nhất là bài ca tình huynh đệ đại đồng. Bài ca hoà giải giữa con người với mọi vật và với chính bản thân. Bài ca của con người hoà bình và huynh đệ, nhờ họ mà những thế lực sôi sục trong cuộc sống tìm lại được sự trong sáng nơi suối nguồn và vẻ huy hoàng của ánh sáng. Bài ca của cuộc tạo dựng mới, ngay trong trái tim con người.

Để hoà giải hiềm khích giữa Đức Giám mục và viên thị trưởng thành phố Assisi, ngài nẩy sinh ý tưởng thêm một tiểu khúc vào Bài Ca Anh Mặt trời:
“Muôn lạy Chúa con thờ, con xin ca tụng,
Vì bao người rộng lượng thứ tha
Bởi lòng yêu mến Chúa:
Gian khổ yếu đau, chẳng nề hà!
Lạy Chúa Trời cao cả,
Phúc thay ai một mực sống hiền hoà,
Vì Ngài sẽ thưởng triều thiên quý giá.”
Sức khoẻ ngài ngày càng sa sút. Cuối mùa hè năm 1226, người trở bệnh trầm trọng hơn. Biết mình sắp phải từ giã cõi đời này, ngài sáng tác một điệp khúc thêm vào Bài Ca Anh Mặt trời:
Con xin ca tụng, muôn lạy Chúa con thờ
Vì chị chết đang sẵn chờ thân xác,
Thật trong cõi người ta
Chẳng ai là thoát được.
Vô phúc thay kẻ nào,
Chết còn mang tội ác,
Nhưng quả là hạnh phúc cho ai
Khi bất ngờ chị tới
Đang thi hành ý Chúa miệt mài.
Vì dầu cái chết thứ hai
Cũng không tác hại cho đời họ đâu!

Nguyễn Phước, viết theo Eloi Leclerc

Nguồn: Báo CGvDT