© Pascal Deloche / Godong

fr.aleteia.org, Valdemar de Vaux, 2024-12-07

Sau Kinh Chiều luôn là Kinh Lạy Cha. Nhân dịp Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa lại, Kinh Lạy Cha được hát bằng tiếng la-tinh để tất cả giáo dân trên khắp thế giới có thể cùng cầu nguyện với người dân Paris. Tiếng la-tinh là ngôn ngữ phụng vụ của Giáo hội Công giáo Rôma.

Chiều thứ bảy 7 tháng 12, lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris với Kinh Chiều, với phần mở cửa và kinh Te Deum được hát ngay sau đó. Về phần phụng vụ, sau khi hát thánh ca và ba thánh vịnh là phần Lời Chúa trích từ Kinh Thánh được Tổng giám mục giáo phận Paris đọc, sau đó là Kinh Magnificat và Kinh Lạy Cha. Lời cầu nguyện duy nhất của Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ theo trình thuật Tin Mừng, Kinh Lạy Cha được đọc trong tất cả Thánh lễ và phần lớn các lời cầu nguyện trên thế giới từ hai ngàn năm nay. Vì thế tuyên xưng Thiên Chúa là Cha mang tính phổ quát. Kể từ cuộc cải cách phụng vụ năm 1969, Kinh Lạy Cha thường được đọc bằng tiếng địa phương nhưng ngôn ngữ phụng vụ của Giáo hội vẫn là tiếng la-tinh nên khi đọc bằng tiếng la-tinh, mọi người đều biết đến.

Vì thế Tổng giám mục Laurent Ulrich đọc Kinh Lạy Cha bằng tiếng la-tinh, ngài giải thích: “Đó là một cách để ở ngoài Paris, các tín hữu kitô trên khắp thế giới có thể đọc Kinh này.” Mục đích của tiếng la-tinh ở đây là để bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo hội dù Giáo hội đã được quốc tế hóa: “Khi có các cuộc họp giữa các tín hữu của nhiều quốc gia khác nhau ngày càng trở nên thường xuyên hơn, điều cần thiết là họ cùng hát bằng tiếng la-tinh với những giai điệu quen thuộc, đặc biệt là lời tuyên xưng đức tin và kinh nguyện ngày chúa nhật.”

Pater noster, qui es in caelis

sanctificetur nomen tuum

adveniat regnum tuum

fiat voluntas tua

sicut in caelo et in terra.

Panem nostrum quotidianum

da nobis hodie

et dimitte nobis debita nostra

sicut et nos dimittimus

debitoribus nostris

et ne nos inducas in tentationem

sed libera nos a malo.

Amen.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn