“Hành trình Đông Nam Á”: sứ mệnh của Giáo hội trong thời đại ngày nay

fides.org, Gianni Valente, 2024-09-03

Với chuyến tông du thứ 45 đi Jakarta, gần 88 tuổi, Đức Phanxicô đi chuyến đi dài để gặp các Giáo hội và giáo dân Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore. Ngài đến những nơi xa chiến tranh và xung đột quyền lực, nơi các hệ thống truyền thông toàn cầu tập trung chú ý.

Trong một phỏng vấn với bản tin giáo xứ ở Villa la Càrcova, một khu ổ chuột ở thủ đô Argentina Buenos Aires, Đức Phanxicô đã nói: “Thực tế nhìn từ ngoại vi rõ hơn từ trung tâm. Một cách nào đó, thường thường chúng ta nhìn từ những không gian chúng ta kiểm soát được. Đó là trung tâm. Nhưng khi chúng ta rời trung tâm, chúng ta thấy được nhiều điều hơn.” Một quan điểm của triết gia Argentina Amelia Podetti (1928-1979) Đức Phanxicô đã gặp khi ngài còn trẻ. Bà thường nhắc Châu Âu đã được “nhìn” khác đi sau chuyến đi vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan. Nhìn thế giới từ Madrid không giống như nhìn thế giới từ Tierra del Fuego: tầm nhìn rộng và chúng ta có thể nhìn những điều ẩn giấu với những người nhìn mọi thứ từ “trung tâm” của đế chế.

Chuyến đi của ngài đến Châu Á và Châu Đại Dương có thể giúp chúng ta hiểu được những chi tiết quan trọng về sự tiến bộ của Giáo hội và bối cảnh của thế giới hiện tại. Các chi tiết thường không được nắm bắt hoặc bị che giấu trong xu hướng thống trị của các phương tiện truyền thông ngày nay.

Ở nhiều vùng Á châu, do các điều kiện khác nhau, các cộng đồng kitô giáo trải qua kinh nghiệm gần giống với kinh nghiệm của thời kỳ ban đầu của cộng đồng kitô giáo. Một quan điểm vào thời điểm lịch sử hiện nay nên được xem lại ở các quốc gia kitô giáo lâu đời, nơi không còn một mối liên hệ thực sự nào với kitô giáo, nhất là với giới trẻ.

Hầu hết các cộng đồng kitô giáo ở Á châu sống trong bối cảnh “đa dạng” mang dấu ấn văn hóa của các truyền thống tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo, đưa họ đến gần với thời của các thánh tông đồ. Đó là trường hợp của Indonesia, sự chung sống hài hòa với đa số tín hữu hồi giáo cho thấy trong sự phát triển hưng thịnh giữa các dân tộc, các cộng đồng Kitô giáo đã tìm mọi cách để không trở thành nạn nhân của sự xung đột giữa các nền văn minh.

Tại Đông Timor, các cộng đồng tôn giáo chia sẻ hành trình gian nan tìm độc lập của quốc gia. Họ chìm sâu trong quá trình lịch sử với giai đoạn thử thách này, họ dấn thân vào đời sống giáo hội và bí tích, bây giờ nhu cầu cấp thiết của họ là chữa lành vết thương và giúp đỡ hòa giải với Indonesia. Các tín hữu tuyên xưng đức tin bằng cách hòa mình vào lịch sử đất nước. Họ chia sẻ nỗi buồn và hy vọng với mọi người.

Ở Papua New Guinea cũng như ở nhiều quốc gia Châu Á và Châu Đại Dương, các giáo hội địa phương luôn nhớ ơn các nhà truyền giáo đã tử đạo ở đây. Các cộng đồng công giáo địa phương được huấn quyền Đức Phanxicô khuyến khích, họ đi theo các con đường thích ứng với hoàn cảnh, dần dần xóa bỏ thành kiến nhìn Kitô giáo là “thuộc địa văn hóa”. Các nhà truyền giáo sẽ gặp Đức Phanxicô để minh chứng sứ mệnh rời bỏ phạm vi riêng của mình để loan báo cho mọi người về tình yêu và sự cứu rỗi của Chúa Kitô, không đại diện cho những phong tục lỗi thời, nhưng tiếp tục phát triển như ơn của Chúa, giúp cho Giáo hội tồn tại.

Kitô giáo ra đời ở châu Á và không “trở lại” châu Á như một tôn giáo tương quan với phương Tây. Đức Phanxicô sẽ thấy các cộng đồng này bắt nguồn từ bối cảnh không ngoại lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh lịch sử hiện nay, khi mọi thứ đều được giải thích dưới cái nhìn đối lập và đấu tranh giữa cái gọi là phương Tây và tất cả những gì không phải là phương Tây.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn

Xem Thêm

Cuộc đời của Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ được...

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 88 của mình, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhận được tin...

Nạn kỳ thị Kitô hữu tại Ấn Độ gia...

Trong năm 2024 này, các tín hữu Kitô tại Ấn Độ phải chịu tình trạng gia tăng...

Tổng Giáo phận Munich giúp một trăm năm mươi...

Hôm 19 tháng Mười Hai vừa qua, Tổng Giáo phận Munich ở miền nam nước Đức đã...