Tham luận của Đức Hồng y Quốc vụ khanh tại Liên Hiệp Quốc

Hôm 23 tháng Chín vừa qua, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã lên tiếng tại Đại hội đồng thứ 79 của Liên Hiệp Quốc, như một khóa họp thượng đỉnh về hy vọng, trong một bối cảnh các tổ chức quốc tế đang bị khủng hoảng.

G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Đức Hồng y nhấn mạnh về đối thoại, loại trừ nghèo đói, xác định quy luật cho trí tuệ nhân tạo như một đường lối thực hành để xây dựng tương lai và ngài cũng bày tỏ lập trường dè dặt của Tòa Thánh về những ý niệm được sử dung trong “Hiệp ước về tương lai”, trong đó có nói đến phá thai và Gender, giống của con người.

Tham dự khóa họp trong những ngày này, có khoảng 150 vị quốc trưởng và thủ tướng chính phủ.

Cuộc khủng hoảng quốc tế

Đức Hồng y Parolin nhận định xét rằng bối cảnh của khóa họp thượng đỉnh này là cuộc khủng hoảng tỏ tường của hệ thống đa phương: sự gia tăng và cường độ các cuộc xung đột trên thế giới cho thấy sự tín nhiệm giữa các nước bị suy giảm. Vì thế, hội nghị thượng đỉnh này phải là một nguồn mạch và lý do để hy vọng… Tương lai phải được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc, kể cả các nguyên tắc nội tại, như phẩm giá Chúa ban cho mỗi người, sự thăng tiến phát triển nhân bản toàn diện, sự bình đẳng và phẩm giá tối thượng của mọi quốc gia, và thiết lập sự tín nhiệm giữa các nước. Trước tình trạng đó, cần duyệt lại một số lãnh vực.”

Các phương thế

Cụ thể là xóa bỏ nghèo đói. Đức Hồng y nói: “Một tương lai hòa bình và thịnh vượng đòi hỏi ý chí chính trị sử dụng mọi phương thế có thể, để đạt tới sự phát triển lâu bền. Điều này có nghĩa là cải tổ các tổ chức tài chính, điều chỉnh lại nợ nần, và thực hiện chiến lược xóa bỏ nợ nần”.

Tiếp đến là giải trừ võ trang, hoàn toàn loại bỏ các võ khí hạt nhân. Ngoài ra, cần thiết lập những quy luật liên quan đến trí tuệ nhân tạo: bảo vệ các dữ liệu, trách nhiệm, những thành kiến và ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đối với công ăn việc làm.

Đặc biệt về giới trẻ, Đức Hồng y Parolin nói rằng điều cấp thiết là bảo đảm cho mọi người một tương lai xứng đáng, đảm bảo những điều kiện cần thiết, trong đó có môi trường gia đình đón tiếp, để tạo điều kiện cho sự thịnh vượng, đồng thời đương đầu với rất nhiều thách đố cản trở, trong đó có những tệ nạn xuất phát từ nghèo đói, các cuộc xung đột, nạn bóc lột và nghiện ngập.

Sau cùng, về hiệp ước cho tương lai của Liên Hiệp Quốc, Đức Hồng y Parolin cho biết Tòa Thánh ghi nhận hiệp ước này nhưng bày tỏ dè dặt về những ý niệm được sử dụng trong đó, nhất là những cụm từ, như “Sức khỏe tính dục và sinh sản”, và “Các quyền sinh sản”. Tòa Thánh nhận xét, trong thực tế, những từ này được áp dụng cho một ý niệm bao quát về sức khỏe. Tòa Thánh không coi phá thai hoặc đạt tới phá thai hay các thuốc phá thai là những điều thuộc về các ý niệm trên đây.

Ngoài ra, về giống của con người, Gender, Tòa Thánh hiểu từ này phải được ăn rễ nơi căn tính tính dục sinh lý của con người, căn tính này là nam hoặc nữ”.

(Holysee New York 23-9-2024)

Nguồn: vietnamese.rvasia.org

Xem Thêm

Cuộc đời của Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ được...

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 88 của mình, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhận được tin...

Nạn kỳ thị Kitô hữu tại Ấn Độ gia...

Trong năm 2024 này, các tín hữu Kitô tại Ấn Độ phải chịu tình trạng gia tăng...

Tổng Giáo phận Munich giúp một trăm năm mươi...

Hôm 19 tháng Mười Hai vừa qua, Tổng Giáo phận Munich ở miền nam nước Đức đã...